• Tủ điện Nhạc nước
  • nhac-nuoc-nghe-thuat-10
  • thi-cong-nhac-nuoc0
  • tu-dien-nhac-nuoc-10
  • tu-dien-nhac-nuoc-41
  • tu-dien-nhac-nuoc-50

Tủ điện Nhạc nước

125

 

                   

5/5 (2 bình chọn)


Tình trạng: Còn hàng

Cung cấp, lắp đặt tủ điện Nhạc nước đủ kích thước. Bao gồm:

  • Tủ điện điều khiển động lực biến tần điện 3 pha
  • Tủ điều khiển van điện từ solenoid theo nhạc
  • Tủ điều khiển đèn led nhấp nháy theo nhạc

Tủ điện Nhạc nước chính là cơ quan đầu não điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống nhạc nước nghệ thuật. Các hệ thống thiết bị như van điện từ, máy bơm chìm nướcđèn Led âm nước được kết nối với hệ thống tủ điện. Thông qua việc truyền nhận tín hiệu bằng mạng Lan, các board điều khiển sẽ nhận tín hiệu điều khiển từ phần mềm chuyên dụng trên máy tính để vận hành hoạt động của các thiết bị đó.

TDV nhận đấu nối, lắp đặt hoàn thiện các hệ thống tủ điện điều khiển nhạc nước cho các đối tác, nhà thầu thi công, các công trình, dự án trên toàn quốc. Theo yêu cầu của khách hàng, chúng tôi có thể cấp toàn bộ hệ thống tủ điện, hoặc một phần tủ điện. Như cung cấp tủ điện điều khiển biến tần, tủ điều khiển van solenoid theo nhạc, tủ điều khiển đèn Led nhấp nháy theo nhạc... Đảm bảo chất lượng, cam kết hỗ trợ lắp đặt, lập trình và hướng dẫn vận hành chi tiết.

Tủ điện nhạc nước 4

Đặc điểm của tủ điện Nhạc nước

  • Tủ điện được bố trí song song mạch lực và mạch điều khiển.
  • Tủ điện làm việc tự động,dễ dàng cho người sử dụng.
  • Đặc biệt tủ sử dụng thiết bị chống rò rỉ điện năng,
  • Tự động ngắt nguồn khi có sự cố xảy ra
  • Được điều khiển bởi phần mềm điều khiển Nhạc nước chuyên dụng trên máy tính, nhận truyền tín hiệu nội bộ.

Kích thước tủ điện Nhạc nước

Tủ điện điều khiển thường có các kích thước như: 600×400, 600×800, 1200×1000, 1400×1200, 1600×1200… Hệ thống nhạc nước càng phức tạp, quy mô thì số lượng thiết bị càng nhiều, vì thế sẽ cần tủ điện có kích thước lớn.

Tủ điện nhạc nước 2

Cấu tạo của tủ điện điều khiển nhạc nước

Mặt ngoài của tủ điện điều khiển nhạc nước:

Thông thường tủ điện đài phun nước sẽ được đặt ngoài trời nên sẽ dùng loại tủ hai lớp cánh. Trên mặt tủ được bố trí các thiết bị hiển thị và thao tác giúp dễ dàng cho việc vận hành và theo dõi. Bên ngoài mặt tủ bố trí các loại đèn báo pha (đỏ, vàng, xanh), đồng hồ đo điện áp, đo dòng, công tắc chuyển mạch, nút ấn chạy chế độ ban ngày ban đêm, nút Stop…

Tuy nhiên đối với tủ điện nhạc nước bề mặt ngoài của tủ sẽ không cần lắp các thiết bị hiển thị thao tác. Bởi tất cả hoạt động sẽ được điều khiển trên máy tính. Đồng thời chúng tôi luôn tư vấn chủ đầu tư nên đặt tủ điện trong nhà, nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể đầu tư xây lắp phòng vận hành hoặc phòng kỹ thuật điện để thuận tiện cho việc vận hành. Vì tủ đặt trong nhà nên chỉ cần sử dụng loại tủ 1 lớp cánh.

Bên trong tủ điện điều khiển nhạc nước

Tủ điện nhạc nước 1

Tủ điện nhạc nước 2

Tủ điện nhạc nước 3

Bên trong tủ điện được bố trí các thiết bị điều khiển và bảo vệ hệ thống. Một số thiết bị chính như:

  • Biến tần, Aptomat, Đèn báo pha, Đồng hồ Vôn kế
  • Kênh điều khiển biến tần chạy theo nhạc: Có chức năng điều khiển phun nước lên xuống nhịp nhàng theo điệu nhạc.
  • Kênh điều khiển van solenoid chạy hiệu ứng nhạc nước: có chức năng điều khiển van điện solenoid chạy theo hiệu ứng nhạc nước, có thể mở rộng không giới hạn số lượng van.
  • Kênh điều khiển đèn Led chạy hiệu ứng nhạc nước: điều khiển đèn Led RGB chạy theo hiệu ứng nhạc nước, có thể mở rộng không giới hạn số lượng kênh điều khiển.
  • Kênh điều khiển màu đèn RGB theo nhạc: điều khiển màu RGB chạy hiệu ứng theo nhạc, mỗi đèn Led có 3 sợi dây màu Red – Green – Blue. Một hệ thống nhạc nước có nhiều cụm màu, mỗi cụm màu sẽ được gọi là 1 kênh.
  • Bộ nguồn cấp điện cho mạch điều khiển
  • Bộ điều khiển trung tâm theo nhạc: có chức năng nạp chương trình điều khiển hiệu ứng nhạc nước, nhận tín hiệu điều khiển từ máy tính để thực hiện việc điều khiển các board điều khiển khác như: bơm, đèn, van, màu đèn…
  • Bộ mở rộng 64 kênh theo nhạc: có chức năng nhận tín hiệu từ bộ trung tâm để điều khiển thêm các thiết bị nhạc nước như bơm và cụm màu. Được sử dụng khi bộ điều khiển trung tâm không còn kênh điều khiển Bơm hoặc cụm màu RGB.

Quy trình lắp đặt hệ thống tủ điện Nhạc nước

Sau khi nhận hợp đồng thi công lắp đặt hệ thống Nhạc nước, công ty Nhạc nước TDV sẽ tiến hành thiết kế Nhạc nước, thiết kế bản vẽ bố trí các thiết bị điện, cũng như sơ đồ tủ điện. Sau đó tiến hành đấu nối hệ thống tủ điện tại xưởng của công ty. Khi hoàn tất công việc chuẩn bị mặt bằng thi công, thực hiện vận chuyển hệ thống thiết bị đến công trình. Tủ điện được vận chuyển vào phòng điều hành và đấu nối với nguồn điện cùng các thiết bị nhạc nước.

Khi hoàn tất lắp đặt, chúng tôi sẽ thực hiện lập trình – biên soạn nhạc nước trên phần mềm.

Quy trình vận hành hệ thống tủ điện nhạc nước

Thao tác của người vận hành trước khi cho tủ FCB hoạt động

Người được giao nhiệm vụ vận hành tủ FCB này phải được đào tạo, và có kiến thức cơ bản về thiết bị tự động hoá công nghiệp. Kiến thức cơ bản về hệ thống điều khiển, hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của tủ FCB này.

Trước khi cho tủ hoạt động thì người vận hành cần kiểm tra tất cả các thông số của hệ thống điện nguồn cấp vào. Như điện áp, cân bằng pha, sau đó kiểm tra hệ thống bảo vệ thiết bị, hệ thống an toàn nối đất (hệ thống này cần được kiểm tra định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần). Nếu thấy vấn đề gì khác thường cần ghi rõ vào sổ theo dõi vận hành. Và báo cáo ngay cho cán bộ cấp trên để đưa ra biện pháp xử lý. Nếu tổ vận hành không tự xử lý được thì hãy liên lạc với nhà cung cấp để được tư vấn và cùng phối hợp giải quyết.

Các bước thực hiện để vận hành cho tủ điều khiển hoạt động.

Sau khi kiểm tra đầy đủ các bước kiểm tra các thông số đầu vào, người vận hành lần lượt đóng các thiết bị đóng cắt Aptomat (MCCB) vào hệ thống lần lượt từ MCCB tổng tới các MCCB nhánh của từng bơm. Khi hệ cấp nguồn ổn định thì ta bắt đầu cho tủ FCB hoạt động.

Ta bật aptomat tổng 200A sau đó bật aptomat MCB 10A cho mạch điều khiển, rồi đến các aptomat 10A – 32A cho máy bơm chìm, aptomat MCB 63A cho đèn và van.

Bật máy nén khí (nếu có), bật máy tính lên để khởi động. Kiểm tra kết nối của máy tính với tủ điều khiển qua mạng Lan đã ổn định chưa. Sau khi khởi động xong thì mới bật các thiết bị âm thanh.

*Lưu ý: Không được tự ý thay đổi các thiết bị và đầu dây trong tủ điện .

Hướng dẫn xử lý một số sự cố liên quan đến tủ điện Nhạc nước

Khi hệ thống tủ điện gặp sự cố thì toàn bộ hệ thống Nhạc nước sẽ dừng hoạt động, hoặc hoạt động không đúng với thiết kế. Hãy mở tủ và kiểm tra những thiết bị sau :

+ DIN 300 báo lỗi

Đèn hiển thị màu đỏ sẽ sáng ở vị trí Trip, lúc này có nguồn điện từ tủ cấp ra thiết bị ngoài bể bị dò

=> Cách khắc phục: Bật Aptomat tổng và aptomat điều khiển lên. Sau đó mở phần mềm cho hệ thống chạy rồi bật lần lượt từng aptomat nhánh riêng biệt cho từng thiết bị. Nếu đến aptomat nhánh nào bật lên mà DIN 300 báo lỗi thì kiểm tra dây cấp điện từ tủ ra thiết bị có bị sự cố gì không. Nếu có phải xử lý chỗ dò và đổ keo cách điện rồi mới cho hệ thống hoạt động trở lại

+ Biến tần báo lỗi

Trên màn hình hiển thị của biến tần sẽ hiện lên chữ OL1, OC1,OL2, OC2…, lúc này động cơ đang bị quá dòng hoặc quá áp, hoặc nhiệt độ trong phòng nóng quá .

=> Cách khắc phục : Dùng đồng hồ đo điện kiểm tra lại nguồn điện lưới cấp vào tủ điện điện áp giữa các pha có ổn định và bằng nhau không, dùng kìm kẹp A đo dòng của động cơ xem có tăng dòng không. Đồng thời dùng cho người kiểm tra buồng bơm và làm sạch rác trong hố bơm và quay lại cánh bơm.

Phải lắp điều hòa đủ công suất và bật điều hòa để duy trì nhiệt độ trong phòng ở 18- 22 độ C

Tắt Aptomat tổng 200A sau đó chờ trong khoảng 2 đến 5 phút rồi bật lại Aptomat tổng lên nếu 2 đèn báo ở thiết bị sáng thì cho hệ thống hoạt động bình thường

+ Rơle nhiệt nhảy

Khi Contactor của một bơm nào đó không hút

=> Cách khắc phục : Cho dừng hệ thống và ấn nút reset lại Rơle nhiệt 1 đến 2 lần, nếu thấy rơle nhiệt đó vẫn nhảy thì cho dừng hệ thống, đồng thời cho người kiểm tra buồng bơm và làm sạch rác trong hố bơm và quay lại cánh bơm.

Lưu ý: lỗi này thường gặp do hố bơm bẩn, cánh bơm bị kẹt do rác quấn vào cánh bơm

+ Aptomat nhánh bị nhảy

Khi thấy một Aptomat nhánh nào đó bị nhảy .

Nguyên nhân: do mất pha nhánh hoặc bị ngắn mạch nhánh

=> Cách khắc phục: kiểm tra khởi động từ dưới Aptomat đó xem có bị mất pha hoặc bị ngắn mạch hay không .

Chú ý:

+ Trong quá trình vận hành phải có nhật ký vận hành để lại quá trình hoạt động của hệ thống và các lỗi, sự cố nhỏ ….

+ Thường xuyên vặn các đai ốc trên các thiết bị điện, quan sát và ghi chép lại các chỉ số trên đồng hồ báo vào nhật ký vận hành khi thấy không bình thường …

                                                                                                                                                                                                                                                                                                       
  • Logo
  • Logo
  • Logo
  • Logo
  • Logo
  • OASE
  • Logo
  • Logo
  • Logo
  • Logo
  • Logo
  • OASE
0912 995 006